Nguồn gốc và ý nghĩa

Giờ Trái đất (Earth Hour) là sự kiện phát động hàng năm bởi Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wide Fund For Nature – WWF) vào thời điểm từ 20:30 đến 21:30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3.

Được tổ chức lần đầu vào năm 2007 tại thành phố Sydney của Australia lúc 19:30 (giờ địa phương).
Hơn 2 triệu người và 2100 doanh nghiệp tham gia cùng tắt đèn trong 1 giờ đã giúp giảm 10.2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc ô tô trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.

Kể từ đó nó đã gây ấn tượng mạnh và thu hút hàng trăm triệu người ủng hộ ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, truyền cảm hứng cho các cá nhân tổ chức trên toàn thế giới hành động vì môi trường và đã tạo ra những thay đổi lớn về lập pháp.

Khi phòng trào phát triển đã có thêm nhiều hoạt động thiết thực khác nhau, sự kiện tắt đèn giờ đây mang tính biểu tượng cho cam kết mạnh mẽ hướng về thiên nhiên và hành tinh chúng ta.

Sự kiện Giờ Trái đất qua các năm

2023

Thông điệp: “The Biggest Hour for Earth – Thời khắc quan trọng cho Trái đất

Thông điệp nhằm nhấn mạnh đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học, kêu gọi toàn cộng đồng cùng hành động để thích nghi và thay đổi tiến trình biến đổi khí hậu, hướng tới phục hồi thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thập kỷ này, chống lại tình trạng suy giảm môi trường sống. Đây là điều kiện tiên quyết để tăng cường sức khỏe, sự đa dạng phong phú của các loài, quần thể và hệ sinh thái.

Chiến dịch được phát động tại Việt Nam với thông điệp: “Tiết kiệm điện – Thành thói quen“.

Tham gia 1 giờ tắt đèn vì trái đất. Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Sự kiện được tổ chức vào thứ 7 ngày 25/03 lúc 20:30 đến 21:30 (giờ địa phương).

2022

Thông điệp: “Shape Our FutureKiến tạo tương lai, bây giờ hoặc không bao giờ“.

Với chủ đề này WWF mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của đa dạng sinh học trên toàn cầu.

  • Trái đất là duy nhất cần được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và mãi về sau.
  • Giảm phát thải khí nhà kính là góp phần chống biến đổi khí hậu.
  • Chống biến đổi khí hậu là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
  • Tắt bớt một bóng đèn là thêm một cơ hội làm mát Trái đất.
  • Hãy để màu xanh lá cây là màu mới của hành tinh.
  • Hãy bước thêm một bước để cứu lấy Trái đất.
  • Hướng đến tương lai, hành động ngay.
Tham gia 1 giờ tắt đèn vì Trái Đất. Lên tiếng vì thiên nhiên

2021

Thông điệp: “Speak up for NatureLên tiếng vì Thiên nhiên“.

Với sự tham gia của 192 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2020

Thông điệp: “Thay đổi hành vi tiêu dùng vì một hệ sinh thái khỏe mạnh“.

Chuyển đổi trọng tâm từ “Biến đổi khí hậu” sang “Mất đa dạng sinh học”. Với sự tham gia của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 4,7 tỷ lượt quan tâm qua các kênh truyền thông và mạng xã hội.

2019

Thông điệp: “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất“.

Với sự tham gia của 188 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 2 tỷ lượt quan tâm qua các kênh truyền thông và mạng xã hội.

2018

Thông điệp: “Go More Green – Hôm nay tôi sống xanh hơn

Với sự tham gia của 188 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 17900 toà nhà và địa danh tắt đèn.

2017

Thông điệp: “Tắt đèn bật tương lai

Với sự tham gia của 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kỷ niệm hành trình 10 năm hành động thay đổi biến đổi khí hậu.

2016

Thông điệp: “Tôi đã chọn sống xanh, còn bạn?

Với sự tham gia của 178 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2015

Thông điệp: “Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu

Với sự tham gia của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ghi nhận được hơn 620000 hành động đã được thực hiện để khắc phụ biến đổi khí hậu, tiêu biểu như là:

  • Hơn 10.400 địa danh và đài kỷ niệm đã tắt đèn
  • Hơn 200 đại sứ đã lên tiếng để thay đổi biến đổi khí hậu
  • 6 quốc gia đang hướng tới những thay đổi về lập pháp
  • 247.000 chữ ký được thu thập trực tuyến cho các kiến ​​nghị về khí hậu
  • 379.000 hành động được thực hiện cho hành tinh trong Giờ Trái đất: trồng cây, tái chế rác, phân phối đèn LED và đèn năng lượng mặt trời, bảo vệ động vật hoang dã…
  • Hơn 2.000 trường học trên toàn cầu tham gia hành động vì khí hậu

Các hoạt động này tăng mạnh trong các năm tiếp theo, tham khảo thêm trong các báo cáo ở đây: https://www.earthhour.org/reports.

2014

Thông điệp: “Hãy hành động để Trái Đất thêm xanh

Tham gia bởi 162 quốc gia và 7000 thành phố. Với nguồn lực từ chiến dịch Earth Hour 2014, quần đảo Galapagos (di sản Thế giới được UNESCO công nhận) đã trở thành tỉnh đầu tiên ở Ecuador thông qua luật cấm các loại túi nhựa trong các hoạt động mua sắm.

2013

Thông điệp: “Tôi và bạn hãy cùng hành động

Với sự tham gia của 154 quốc gia. Fundacion Vida Silvestre Argentina đã nhân dịp sự kiện Giờ Trái đất để huy động sự ủng hộ cho Dự luật Thượng viện đang chờ phê duyệt nhằm tạo ra một khu bảo tồn biển rộng 3,4 triệu ha.

2012

Thông điệp: “Tôi và bạn hãy cùng hành động

Với sự tham gia 152 quốc gia và 6950 thành phố. Nga đã thông qua luật để bảo vệ tốt hơn các vùng biển của đất nước khỏi ô nhiễm dầu sau khi một bản kiến ​​nghị kỹ do WWF-Russia phát động cho Giờ Trái đất đã thu thập được hơn 120.000 chữ ký.

2011

Thông điệp: “Beyond the Hour – Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu.”

Với sự tham gia 135 quốc gia và 5251 thành phố. Logo của Giờ Trái đất thêm ký hiệu dấu cộng để khuyến khích mọi người hành động nhiều hơn 1 giờ, cũng như thêm các chiến dịch khác vì môi trường ngoài sự kiện tắt đèn một giờ.

2010

Thông điệp: “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn

Tham gia bởi 128 quốc gia và 4616 thành phố. Ba tháng sau thất bại của COP15 tại Copenhagen, Giờ Trái đất đã thành công khi là tiếng nói kêu gọi toàn cầu hành động đứng lên, giành quyền kiểm soát và dẫn dắt hành trình toàn cầu hướng tới một tương lai bền vững.

2009

Thông điệp: “Tắt đèn, Bật tương lai

Tham gia bởi 88 quốc gia và 4000 thành phố. Phá vỡ kỷ lục trở thành sự kiện vì môi trường có nhiều người tham gia nhất thế giới. Việt Nam lần đầu tham gia và tổ chức ở các thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang.

Giờ Trái đất (Earth Hour) tham gia vào chiến dịch Vote Earth trước thềm Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 15 (COP15). Với mục tiêu tác động mạnh mẽ hơn tới các nhà lãnh đạo trên thế giới, tuy nhiên đã không đạt được thành công mong muốn.

2008

Thông điệp: “We’ve turned the lights out. Now it’s your turn-Earth Hour – Chúng tôi đã tắt đèn

Tham gia bởi 50 triệu người ở 35 quốc gia và 371 thành phố. Cầu Cổng Vàng ở San Francisco và Đấu trường La Mã ở Rome là một số trong những địa danh chính đã tắt đèn tối om.

Facts:

Với mục đích để có được tác động lớn nhất từ số đông, có 3 năm là 2013, 2016 và 2018 Giờ Trái đất không được tổ chức vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 để tránh trùng vào Holy Saturday của Cơ đốc giáo.

Nguồn tham khảo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *