Cài hệ điều hành Windows 10 trên Macbook rất dễ dàng mà ai cũng làm được với Boot Camp Assistant một ứng dụng được tích hợp sẵn trên macOS.

Mở ứng dụng Boot Camp Assistant.

mở ứng dụng Boot Camp Assistant, nhấn continue

Boot Camp Assistant sẽ không làm mất dữ liệu hiện tại nhưng để an toàn hãy tự back up lại dữ liệu quan trọng của bạn, vì sẽ có tiến trình phân vùng ổ cứng. Nhấn Continue sang bước tiếp theo:

  • Chọn file Windows 10 ISO mà bạn đã tải về
  • Đặt kích thước cho phân vùng Windows 10
  • nhấn Install
chọn kích cỡ phân vùng cho hệ điều hành Windows

Do tiến trình phân vùng ổ cứng nên máy của bạn có thể bị đơ tạm thời, không sao cả hãy đợi một lúc, đừng tắt Boot Camp Assistant hoặc cố gắng tắt và khởi động lại nguồn máy tính.

Boot Camp tự động phân vùng ổ cứng, sao chép Windows files

Khi toàn bộ các tiến trình hoàn tất máy sẽ tự động khởi động lại vào bước cài đặt Windows 10:

  • chọn phiên bản Windows 10 mà bạn muốn cài đặt (Home và Pro là phù hợp nhất cho nhu cầu cá nhân)
  • nhập key bản quyền hoặc skip lại để sau
  • cài đặt tài khoản, vùng, ngôn ngữ, quyền riêng tư…

Tada… Sau khi đã vào Windows 10 một điều quan trọng cần làm là cài đặt Boot Camp Assistant, nó giúp bạn đổi lại sang macOS hoặc tùy biến lại bàn phím và trackpad khi sử dụng trên Windows.

Đặt hệ điều hành mặc định mỗi khi máy khởi động

  • mở Boot Camp Control Panel
    mở Boot Camp Control Panel
  • chọn Mac macOS hoặc BOOTCAMP Windows
  • để lưu thay đổi và tiếp tục dùng Windows: nhấn Apply
  • để lưu thay đổi và đổi sang macOS: nhấn Restart
Chọn hệ điều hành mặc định mỗi khi bật hoặc khởi động lại macbook

Chuyển đổi giữa macOS và Windows 10 mỗi khi khởi động

  • Khi logo Apple hiện lên hãy nhấn và giữ phím Option cho đến khi xuất hiện cửa sổ Startup Manager với icon của hai phân vùng
  • Dùng chuột hoặc phím mũi tên trái phải để chọn rồi nhấn Enter
switch-between-macos-and-windows-on-startup

Gỡ bỏ Windows 10 trên Macbook

Nếu bạn không muốn dùng Windows nữa hoặc muốn cài lại lại phiên bản khác thì cũng đơn giản thôi:

  • chuyển sang hệ điều hành macOS
  • mở ứng dụng Boot Camp Assistant > nhấn Continue > nhấn Restore
Phân vùng Windows 10 sẽ bị xóa hoàn toàn, dung lượng trống sẽ trả về phân vùng macOS.

Vẫn sẽ có người muốn dùng Windows có thể do thói quen, bản chất công việc, gaming hoặc đơn giản là thích vọc vạch mà nhà có mỗi con Mac để dùng thì may mắn khi có Boot Camp Assistant là cách đơn giản nhất để giúp giải quyết vấn đề.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *